Tư vấn pháp lý triển khai Khu công nghiệp quy mô 350 ha tại Tây Nguyên.
Triển khai một khu công nghiệp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, kỹ thuật và pháp lý. Trong đó, yếu tố pháp lý giữ vai trò then chốt – không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho từng bước thực hiện dự án mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ, khả năng huy động vốn và hiệu quả thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Với hệ thống văn bản pháp luật ngày càng chặt chẽ và yêu cầu từ các cơ quan quản lý ngày càng cao, việc có một đơn vị tư vấn pháp lý đồng hành ngay từ đầu không còn là lựa chọn, mà là một nhu cầu thiết yếu. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của tư vấn pháp lý trong triển khai khu công nghiệp, đồng thời chỉ ra những lợi ích cụ thể mà nhà đầu tư có thể đạt được khi tiếp cận đúng và đủ các thủ tục pháp lý từ giai đoạn chuẩn bị đến vận hành.
I, Giới thiệu dự án tư vấn pháp lý Khu công nghiệp
- Dự án Khu công nghiệp có quy mô 350 ha, tọa lạc tại khu vực chiến lược miền Trung – Tây Nguyên;
- Khu đất do Công ty con thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam – một đơn vị nhà nước quản lý, nên việc triển khai phải xử lý vướng mắc pháp lý liên quan đến tài sản công;
- Thời điểm đề xuất dự án, khu đất chưa nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) quốc gia, do đó không đủ điều kiện để thực hiện dự án nếu không được bổ sung quy hoạch.

II, Vai trò và kết quả đạt được của chúng tôi trong việc tư vấn pháp lý triển khai Khu công nghiệp 350ha.
a) Bổ sung quy hoạch KCN:
- Chúng tôi chủ trì lập hồ sơ đề xuất bổ sung quy hoạch, trình Ban Quản lý các KCN tỉnh (đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì tiếp nhận);
- Phối hợp Ban Quản lý, giải trình với các Sở, ngành tại địa phương và hỗ trợ UBND tỉnh hoàn thiện tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Tại Trung ương, chúng tôi phối hợp với Vụ Quản lý các KKT – Bộ KHĐT trong quá trình lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan (Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính…);
- Kết quả: Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển KCN quốc gia, tạo tiền đề pháp lý cần thiết cho các bước tiếp theo.
b) Xin chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư:
- Tiếp tục chủ trì lập Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư, tuân thủ đúng quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020;
- Hồ sơ được nộp tại Ban Quản lý các KCN tỉnh, sau đó xin ý kiến các Sở, ngành cấp tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét;
- UBND tỉnh trình hồ sơ về Bộ KHĐT, nơi tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ/Ngành liên quan, hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận;
- Chúng tôi chủ động làm việc và giải trình với từng Bộ/Ngành, đảm bảo tiến độ xử lý nhanh chóng;
=> Kết quả: Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
Ghi chú: Mặc dù theo pháp luật hiện hành, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đã được phân cấp cho UBND cấp tỉnh, nhưng việc dự án được thông qua ở cấp Chính phủ vào thời điểm trước vẫn là một lợi thế rất lớn. Điều này thể hiện chất lượng hồ sơ, tính khả thi của dự án và tạo niềm tin lớn cho các cơ quan địa phương trong quá trình triển khai các bước tiếp theo.
c) Xử lý vướng mắc tài sản công khi tư vấn pháp lý triển khai dự án khu công nghiệp:
- Do khu đất thuộc sở hữu nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, chúng tôi phát hiện vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền và định giá tài sản để chuyển mục đích sử dụng;
- Chủ động liên hệ và làm việc với Cục Quản lý Công sản – Bộ Tài chính, đề xuất giải pháp theo Nghị định 67/2021/NĐ-CP, đảm bảo đúng quy định và phù hợp tình hình thực tiễn;
- Nhờ giải pháp hiệu quả, chúng tôi đã tháo gỡ điểm nghẽn, giúp dự án đủ điều kiện để triển khai;
>> Đọc thêm: Điều kiện, trình tự thủ tục thu hồi đất
>> Đọc thêm: Quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Lợi thế chuyên môn tại Pháp lý bất động sản:
- Từng công tác tại Bộ KHĐT, chúng tôi có hiểu biết sâu sắc về quy trình và mối quan hệ tốt với các cơ quan trung ương như Vụ Quản lý KKT, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ;
- Kinh nghiệm thực chiến tại Tập đoàn Vingroup, triển khai nhiều dự án bất động sản và công nghiệp quy mô lớn;
- Kết nối hiệu quả giữa chính quyền địa phương và cơ quan Trung ương, giúp tăng tốc độ phê duyệt và nâng cao độ tin cậy của hồ sơ pháp lý.
Kết quả tổng thể đã đạt được khi tư vấn pháp lý dự án khu công nghiệp tại Tây Nguyên.
- Dự án được bổ sung quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư chỉ trong vòng 10 tháng (thông thường từ 12–18 tháng);
- Giải quyết triệt để các vướng mắc pháp lý, đặc biệt liên quan đến tài sản công;
- Hồ sơ được các Bộ, Ngành và UBND tỉnh đánh giá cao về tính pháp lý, tính khả thi và khả năng triển khai nhanh.
Bạn cần người đồng hành để triển khai dự án hạ tầng quy mô lớn? Chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế chiến lược pháp lý phù hợp, xử lý rủi ro, thúc đẩy quá trình phê duyệt và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Pháp lý bất động sản – Dịch vụ pháp lý toàn diện cho dự án.
Hotline: 0985254118
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa Nhà GP INVEST, 170, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa; Đống Đa, Hà Nội